Bệnh trĩ được biết đến là một căn bệnh phổ thông, gây ra sự bức bách và khó chịu cho bệnh nhân. Sớm nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng để có cách điều trị kịp thời là cơ hội vàng để chữa bệnh dứt điểm.
Bệnh trĩ xuất hiện do sự dãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ hoặc phình đại tĩnh mạch ở vùng mô bao quanh hậu môn. Từ đó gây sưng, viêm, xuất huyết hậu môn, khiến người bệnh đau rát, khó chịu.
Bệnh trĩ diễn ra theo 4 cấp độ, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: Độ 1 (đại tiện ra máu, búi trĩ chưa sa ra ngoài); độ 2 (sa trĩ khi đại tiện nhưng vẫn tự co lại); độ 3 (búi trĩ sa quá mức, phải dùng tay đẩy vào); độ 4 (búi trĩ thường trực ở hậu môn, dễ nhiễm trùng).
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Trĩ có thể xảy ra do rất nhiều yếu tố, trong đó phổ biến và thường gặp nhất phải kể đến các nguyên nhân bệnh trĩ sau:
• Tuổi tác: Tuổi càng cao thì các cơ ở vùng hậu môn càng dễ bị thoái hóa, co thắt, đặc biệt là ở những người trong độ tuổi từ 30 - 60.
• Thiếu chất xơ: Nguy cơ bị bệnh trĩ do ăn nhiều thịt, ít rau và hoa quả dẫn tới cơ thể thiếu chất xơ và các vitamin cần thiết để hỗ trợ tiêu hóa.
• Mang thai: Phụ nữ đang thai có nguy cơ bị bệnh trĩ cao hơn bình thường do các tĩnh mạch trĩ bị dồn ép bởi trọng lượng của thai nhi.
• Giấy vệ sinh kém chất lượng: Sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng là một trong những nguyên nhân của bệnh trĩ trong xã hội hiện đại.
• Khủng hoảng tâm lý (stress): Trầm cảm, lo lắng nhiều là điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ khởi phát và tiến triển.
Triệu chứng của bệnh trĩ
Muốn ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần chú ý đến những triệu chứng bệnh trĩ lâm sàng và cận lâm sàng điển hình sau:
● Triệu chứng lâm sàng
- Đại tiện ra máu: Máu xuất hiện sau khi đi đại tiện, chảy thành giọt hoặc tia, dính trên khăn lau hoặc trên phân, mức độ chảy máu phụ thuộc cấp độ bệnh.
- Đau rát, khó chịu hậu môn: Người bệnh trĩ thường đau, rát, căng tức hoặc sưng đau hậu môn. Khi trĩ sang độ 2, hậu môn chảy dịch, ngứa ngáy, khó chịu.
- Sa búi trĩ: Búi trĩ hình thành, sưng to và sa ra ngoài hậu môn dần theo cấp độ trĩ.
• Triệu chứng cận lâm sàng
- Soi hậu môn trực tràng: Khi soi niêm mạc người bệnh trĩ sẽ thấy phồng lên, lồi vào lòng trực tràng, tĩnh mạch trĩ giãn ra tạo thành búi trĩ rõ rệt.
- Nắn hậu môn: Bác sĩ bệnh trĩ chuyên khoa sẽ dùng mắt quan sát hoặc dùng tay để nắn hậu môn và thấy búi trĩ ở phía trong hoặc ngoài hậu môn.
Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Hãy xây dựng thực đơn khoa học như sau để giúp đẩy lùi trĩ tối đa.