Sứt môi - hở vòm hay hở hàm ếch, là loại dị tật thường gặp nhất trong các dị tật bẩm sinh. Ở Việt Nam, tỉ lệ của bệnh này là 1 trên 700 trẻ ra đời. Dị tật này không gây tử vong nhưng có thể làm trẻ gặp khó khăn trong ăn uống, giao tiếp và hòa nhập với xã hội. Tuy nhiên, nếu cha mẹ được hướng dẫn tốt và cung cấp kiến thức đầy đủ, việc chăm sóc trẻ sẽ dễ dàng hơn. “Điều trị toàn diện” cho trẻ mắc bệnh lý này cần sự phối hợp của nhiều chuyên khoa và sự hợp tác tốt của gia đình.
Về nguyên nhân: có 2 nhóm nguyên nhân gây bệnh:
- Nguyên nhân bên trong: do di truyền từ cha mẹ sang con
- Nhóm nguyên nhân bên ngoài: Là những yếu tố tác động đến người mẹ trong thời kỳ mang thai, cụ thể là trong khoãng thời gian từ tuần lễ thứ 4 đến thứ 12 của thai kỳ. Đó là các yếu tố vật lý (tia X), hóa học (Dioxin, Thalidomid), vi sinh (nhiễm Rubella, cúm…), sử dụng thuốc không đúng, hoặc tình trạng sức khỏe và thói quen sống của người mẹ lúc mang thai (bị stress, suy dinh dưỡng, béo phì, hút thuốc, uống rượu, …)
Các ảnh hưởng khi trẻ bị Sứt môi – Hở vòm:
Tùy vào mức độ khe hở rộng hay hẹp, hoàn toàn hay không hoàn toàn mà một em bé bị sứt môi - hở vòm sẽ bị các ảnh hưởng:
- Ảnh hưởng thẩm mỹ khuôn mặt: do khe hở làm biến dạng môi, mũi, xương ổ răng, xương hàm, xô lệch răng, sai khớp cắn.
- Ảnh hưởng các hoạt động chức năng: Nghe kém, nói ngọng, khó bú, khó ăn.
- Xáo trộn tâm lý đứa trẻ: tự ti, mặc cảm, hận đời, bỏ học, …
- Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của đứa bé
Làm sao để phòng ngừa sứt môi và hở hàm ếch cho trẻ
Sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh có thể nói là không thể ngăn chặn được trong nhiều trường hợp, nhưng bạn nên thực hiện những điều sau để giảm thiểu nguy cơ cho cả bạn và con:
- Thực hiện các xét nghiệm chọc ối để phát hiện sớm các dị tật bấm sinh của thai nhi.
- Xem xét các tư vấn về di truyền: nếu gia đình bạn có tiền sử bị sứt môi hoặc hở hàm ếch, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu có thai. Bác sĩ có thể sẽ giới thiệu những nhà tư vấn di truyền nhằm giúp bạn xác định nguy cơ đứa trẻ sinh ra có thể bị sứt môi hoặc hở hàm ếch hay không.
- Tiếp nhận các loại vitamin dùng trước khi sinh: uống vitamin tổng hợp trước khi mang thai và trong giai đoạn mang thai có thể sẽ làm giảm nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, kể cả sứt môi và hở hàm ếch. Nếu bạn có dự định mang thai sớm, hãy bắt đầu dùng vitamin trước khi sinh ngay bây giờ.
- Không được hút thuốc hoặc uống các chất có cồn trong giai đoạn mang thai: sử dụng thuốc lá và các chất có cồn trong giai đoạn này sẽ làm gia tăng nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, nhất là sứt môi hoặc hở hàm ếch. Bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất cần thiết khi mang thai để đảm bảo cả bạn và thai nhi trong bụng đều luôn khỏe mạnh: